Mẩu tin ấy là đây, từ báo điện tử của chính phủ: http://www.baomoi.com/Home/GiaoDuc/baodientu.chinhphu.vn/Kiem-tra-thong-tin-70-tien-si-khong-lam-nghien-cuu-khoa-hoc/9750487.epi.
Với những ai không có thời gian vào đọc, xin tóm gọn trong một câu: Chính phủ đang yêu cầu kiểm tra lại số liệu công bố trên báo của ĐHQG-HCM, nơi vừa tổ chức một hội thảo hoành tráng cuối tuần trước về giáo dục đại học VN với hội nhập quốc tế, đại khái thế vì tôi cũng chỉ mới đọc loáng thoáng vài mẩu tin trên báo về hội thảo này mà thôi.
Đọc loáng thoáng, nhưng tôi cũng kịp ghi nhận chi tiết "70% tiến sĩ không làm nghiên cứu khoa học" mà một nhà khoa học nào đó (chắc không phải là tiến sĩ trong các trường đại học của VN, vì họ đâu có làm nghiên cứu gì bao giờ!) đã phán trong báo cáo nào đó của mình, chả biết lấy số liệu ở đâu mà tài thế!
Khi đọc thông tin đó, chính tôi cũng rất thắc mắc và vô cùng muốn phản ứng bằng câu hỏi: Dựa vào số liệu nào mà tác giả nào đó đã dám khẳng định đến 70% tiến sĩ ở VN không làm nghiên cứu khoa học; mà làm nghiên cứu khoa học ở đây được định nghĩa là làm gì mới được chứ? Hay chỉ có ai có công bố quốc tế mới được xem là có làm nghiên cứu, như một vài "nhà khoa học" nào đấy thường hay khẳng định?
Nếu quả chỉ dựa vào tiêu chuẩn "công bố quốc tế" để xác định một người có làm khoa học hay không thì điều này cũng hơi đáng ngờ đây, vì nhiều thầy cô mà tôi biết ở một ngôi trường đại học ở Úc nơi tôi đã theo học sau đại học cũng chẳng thấy có mấy công bố ở đâu, trừ các hội thảo nho nhỏ cấp trường hoặc cùng lắm là trong các hội nghị của hội ngôn ngữ học ứng dụng quốc gia (tức là Úc).
Cái này thì cũng chẳng khác gì các giảng viên của VN công bố trong các hội thảo trong nước tại VN. Chỉ có điều, vì "trong nước" của họ lại là nước lớn, và vì họ nói tiếng Anh nên việc phổ biến đến cộng đồng quốc tế dễ dàng hơn rất nhiều so với, ví dụ như Việt Nam, chẳng hạn.
Vì có nghi ngờ - và lẽ ra đã phản ứng, nếu như không phải là trước đó tôi vừa có một bài tranh luận dài với mấy "nhà khoa học" trong và ngoài nước về một lô những số liệu trong một bài viết thuộc dạng "đinh" trên báo Tuổi Trẻ nên thôi không phản ứng nữa, sợ bị hiểu lầm là tấn công cá nhân - nên khi đọc mẩu tin ngắn này, tôi cũng thấy ... mừng mừng.
Tất nhiên không phải tôi mừng vì thông tin do "nhà khoa học" nào đó dưa ra đã bị nghi ngờ và kiểm tra lại, mà mừng vì thấy chính phủ (bắt đầu?) có quan tâm đến sự chính xác của thông tin và số liệu trên báo chí. Là một điều rất cần thiết để có những quyết định đúng đắn về đường lối, chính sách.
Nhưng mừng rồi thì tôi lại băn khoăn, có phải đúng là chính phủ (bắt đầu?) quan tâm đến số liệu để có thể ra quyết định đúng đắn hay không? Hay là ... hay là ... chỉ vì những số liệu đó có đụng chạm đến Bộ Giáo dục? Nên đòi kiểm tra lại cho ... bõ ghét? Để dạy cho ai đó một bài học? Ừ nhưng đây là một bài học về việc đưa ra những số liệu không có căn cứ, lại còn dám đụng đến những người có quyền có chức nữa chứ.
Nếu nói sai thì bị nhắc nhở như thế cũng ... đáng rồi đó, mới đây Giám đốc BBC còn phải từ chức vì đưa tin sai nữa thì sao?
Còn về chính phủ ấy à, thì, thời này là thời của Internet và minh bạch thông tin, nên nếu mình có cái gì chưa hay hoặc sai sót là thiên hạ cứ thế mà rêu rao lên thôi. Không cấm được đâu. Nên tốt nhất là cứ phải làm mọi thứ cho cẩn thận, đến hết khả năng của mình. Và tất nhiên, nhớ lưu lại các số liệu và thông tin để khi cần dùng đến - kể cả để phản bác những thông tin của người "tấn công" mình.
Cho nên, tuy việc được đề cập đến ở đầu entry này chẳng có gì là hay ho, nhưng rõ ràng nó cũng cho người ta một bài học kinh nghiệm.
Chỉ hy vọng đây là một bài học nhẹ nhàng mà có hiệu quả cho tất cả các bên ...
Với những ai không có thời gian vào đọc, xin tóm gọn trong một câu: Chính phủ đang yêu cầu kiểm tra lại số liệu công bố trên báo của ĐHQG-HCM, nơi vừa tổ chức một hội thảo hoành tráng cuối tuần trước về giáo dục đại học VN với hội nhập quốc tế, đại khái thế vì tôi cũng chỉ mới đọc loáng thoáng vài mẩu tin trên báo về hội thảo này mà thôi.
Đọc loáng thoáng, nhưng tôi cũng kịp ghi nhận chi tiết "70% tiến sĩ không làm nghiên cứu khoa học" mà một nhà khoa học nào đó (chắc không phải là tiến sĩ trong các trường đại học của VN, vì họ đâu có làm nghiên cứu gì bao giờ!) đã phán trong báo cáo nào đó của mình, chả biết lấy số liệu ở đâu mà tài thế!
Khi đọc thông tin đó, chính tôi cũng rất thắc mắc và vô cùng muốn phản ứng bằng câu hỏi: Dựa vào số liệu nào mà tác giả nào đó đã dám khẳng định đến 70% tiến sĩ ở VN không làm nghiên cứu khoa học; mà làm nghiên cứu khoa học ở đây được định nghĩa là làm gì mới được chứ? Hay chỉ có ai có công bố quốc tế mới được xem là có làm nghiên cứu, như một vài "nhà khoa học" nào đấy thường hay khẳng định?
Nếu quả chỉ dựa vào tiêu chuẩn "công bố quốc tế" để xác định một người có làm khoa học hay không thì điều này cũng hơi đáng ngờ đây, vì nhiều thầy cô mà tôi biết ở một ngôi trường đại học ở Úc nơi tôi đã theo học sau đại học cũng chẳng thấy có mấy công bố ở đâu, trừ các hội thảo nho nhỏ cấp trường hoặc cùng lắm là trong các hội nghị của hội ngôn ngữ học ứng dụng quốc gia (tức là Úc).
Cái này thì cũng chẳng khác gì các giảng viên của VN công bố trong các hội thảo trong nước tại VN. Chỉ có điều, vì "trong nước" của họ lại là nước lớn, và vì họ nói tiếng Anh nên việc phổ biến đến cộng đồng quốc tế dễ dàng hơn rất nhiều so với, ví dụ như Việt Nam, chẳng hạn.
Vì có nghi ngờ - và lẽ ra đã phản ứng, nếu như không phải là trước đó tôi vừa có một bài tranh luận dài với mấy "nhà khoa học" trong và ngoài nước về một lô những số liệu trong một bài viết thuộc dạng "đinh" trên báo Tuổi Trẻ nên thôi không phản ứng nữa, sợ bị hiểu lầm là tấn công cá nhân - nên khi đọc mẩu tin ngắn này, tôi cũng thấy ... mừng mừng.
Tất nhiên không phải tôi mừng vì thông tin do "nhà khoa học" nào đó dưa ra đã bị nghi ngờ và kiểm tra lại, mà mừng vì thấy chính phủ (bắt đầu?) có quan tâm đến sự chính xác của thông tin và số liệu trên báo chí. Là một điều rất cần thiết để có những quyết định đúng đắn về đường lối, chính sách.
Nhưng mừng rồi thì tôi lại băn khoăn, có phải đúng là chính phủ (bắt đầu?) quan tâm đến số liệu để có thể ra quyết định đúng đắn hay không? Hay là ... hay là ... chỉ vì những số liệu đó có đụng chạm đến Bộ Giáo dục? Nên đòi kiểm tra lại cho ... bõ ghét? Để dạy cho ai đó một bài học? Ừ nhưng đây là một bài học về việc đưa ra những số liệu không có căn cứ, lại còn dám đụng đến những người có quyền có chức nữa chứ.
Nếu nói sai thì bị nhắc nhở như thế cũng ... đáng rồi đó, mới đây Giám đốc BBC còn phải từ chức vì đưa tin sai nữa thì sao?
Còn về chính phủ ấy à, thì, thời này là thời của Internet và minh bạch thông tin, nên nếu mình có cái gì chưa hay hoặc sai sót là thiên hạ cứ thế mà rêu rao lên thôi. Không cấm được đâu. Nên tốt nhất là cứ phải làm mọi thứ cho cẩn thận, đến hết khả năng của mình. Và tất nhiên, nhớ lưu lại các số liệu và thông tin để khi cần dùng đến - kể cả để phản bác những thông tin của người "tấn công" mình.
Cho nên, tuy việc được đề cập đến ở đầu entry này chẳng có gì là hay ho, nhưng rõ ràng nó cũng cho người ta một bài học kinh nghiệm.
Chỉ hy vọng đây là một bài học nhẹ nhàng mà có hiệu quả cho tất cả các bên ...
0 nhận xét:
Đăng nhận xét