Thứ Ba, 4 tháng 3, 2014

Học Viện Kế Toán SAA Singapore tặng suất học bổng 100%

THẾ MẠNH CỦA HỌC VIỆN SAA
Học viện Kế Toán Singapore SAA ( Singapore Accountanct Acadamy) được thành lập năm 1985 với định hướng cung cấp dịch vụ và đáp ứng nhu cầu của ngành Kế toán.

Học viện là cơ sở đào tạo duy nhất của Viện Kế toán Chính Quy Singapore (ICPAS). ICPAS là cơ quan lớn nhất & uy tính nhất của Singapore, đào tạo hơn 23.000 thành viên.

SAA cũng đã và đang cung cấp các chương trình học đường liên kết với các tổ chức giáo dục chính phủ và các trường đại học danh tiếng nước ngoài cũng như các tổ chức chuyên nghiệp. SAA-GE là học viện đầu tiên tổ chức Kỳ Thi Chuyên Ngành Kết Hợp ICPAS/ACCA.

Học Viện Kế Toán SAA Singapore tặng suất học bổng 100%

CHƯƠNG TRÌNH HỌC BỔNG CỦA HỌC VIỆN SAA CHO CÁC KHÓA HỌC KHAI GIẢNG TRONG NĂM 2014
- Tặng vé máy bay 1 chiều đến Singapore khi đăng ký thành công visa sinh viên.
- Hoàn trả 100% học phí kèm theo 1 vị trí công việc cho các sinh viên Đại học Plymouth đứng đầu khoa (First Class Honours) bắt đầu từ khóa khai giảng tháng 5/2014
- Học bổng $2000 cho các khóa học cao đẳng nâng cao (Level 2 hoặc Level 1 + Level 2)

SAA tặng 1 suất học bổng 100% cho khóa Cao đẳng Kinh tế của Đại học UOL khai giảng tháng 5/2014.
Xem thông tin về trường : http://saage.edu.sg/

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1.Tiếng Anh
Dành cho học sinh chưa có chứng chỉ tiếng Anh
- Thời gian: 1 cấp độ/ 2.5 tháng
- Học phí: 2,450 SGD/ 1 cấp độ (5 level)
-Nhập học: 1, 4, 7 và 10

2.Chứng chỉ Kỹ Thuật Viên Kế Toán (CAT)
Đây là chương trình đào tạo liên kết giữa hiệp hội kế toán Anh và Hiệp hội đào tạo kế toán tại Singapore. Khoá học cũng cung cấp những kiến thức nề tảng và cơ hội để trở thành kế toán chuyên nghiệp.
Bạn muốn khởi nghiệp trong ngành tài chính, hay đạt được chứng nhận công nhận kỹ năng và kinh nghiệm của bạn, hoặc bạn muốn nhanh chóng lấy được chứng chỉ ACCA và một vị trí cao hơn trong ngành kế toán, chứng chỉ CAT sẽ giúp bạn.
- Thời gian: 12-18 tháng
- Học phí: 4410 SGD/ khóa
-Yêu cầu đầu vào: Hoàn tất lớp 11, IELTS 4.5 hoặc học tiếng Anh tại SAA

3. Chứng chỉ Kế Toán chuyên nghiệp (ACCA)
- Thời gian: 3 năm (bao gồm thời gian thi)
- Học phí: 12,186 SGD/ khóa
-Yêu cầu đầu vào:
* Bằng Cao đẳng hoặc Đại học
* Hoặc LCCI: đã hoàn tất 3 môn ở cấp độ nâng cao & 2 môn cấp độ trung cấp (5 môn riêng lẻ, trong đó bao gồm tiếng Anh & Toán)
* Hoặc hoàn tất 5 môn học đầu tiên của chứng chỉ CAT
* IELTS 6.0 hoặc học tiếng Anh tại SAA

Nữ sinh gốc Việt đạt điểm cao nhất thế giới trong cuộc thi Toán học

Nữ sinh gốc Việt Tracy Tran, 18 tuổi, là một trong số 8 học sinh trên thế giới đạt được mức điểm cao nhất trong một cuộc thi về Toán học tại Mỹ.

Nữ sinh gốc Việt đạt điểm cao nhất thế giới trong cuộc thi Toán học

Tracy Tran hiện là học sinh Trường Trung học Kentridge, thành phố Kent, bang Washington, Mỹ. Cuộc thi mà Trancy Tran đạt thành tích cao đó là cuộc thi Toán AP Calculus AB do Hội đồng Trường học Mỹ tổ chức. Tran cùng với gần chục học sinh của trường trong tổng số 2.100 học sinh của trường này tham gia cuộc thi.

Khi Tran còn nhỏ, cha mẹ cô phải bắt cô ngừng đọc và đi ngủ. Cô cho rằng sách là một lối thoát đối với mình. Tuy nhiên, Toán học mang cô trở lại với thực tế.

"Chúng ta có thể giải quyết rất nhiều vấn đề với Toán học. Vì vậy, với tôi, bây giờ Toán đã trở thành một thứ giống như một niềm đam mê", Tran nói.
Mặc dù khiêm tốn, nhưng Tran biết cô sẽ làm tốt trong bài thi.


Sự ngạc nhiên đến sau đó, khi Hội đồng Trường học Mỹ gửi thư thông báo tới hiệu trưởng Mike Albrecht. Thư viết: "Chỉ có 14,3% trong số 3.938.100 cuộc thi AP Calculus AB trong năm 2013 có học sinh giành được số điểm cao nhất này. Cô (Tracy Tran) là một trong số tám học sinh trên thế giới đạt được mức điểm cao nhất đó”.

"Tôi chưa bao giờ có một học sinh nào đạt được một điểm số hoàn hảo trên bất kỳ bài thi AP Calculus AB, hiệu trưởng Albrecht cho biết.

Tuy nhiên, khi ông hiệu trưởng thông báo với lớp học của Trần, không ai có vẻ sốc.

"Nếu ai sắp có một điểm số hoàn hảo, đó sẽ là Tracy", Josh Curtis nói.

Đối với Tran, vinh dự này thuộc về toàn bộ lớp học của cô. Cô gọi tính toán là một nỗ lực cộng đồng, và cô có kế hoạch để sử dụng kỹ năng toán học của mình để đền đáp lại cho cộng đồng của mình.
Tran tâm sự: "Bất cứ điều gì tôi muốn làm, tôi muốn nó có ảnh hưởng đến cách chúng ta sống cuộc sống của chúng ta". 

THI TỐT NGHIỆP 4 MÔN: CÓ THỰC SỰ LÀ GIẢM TẢI?

Thi tốt nghiệp 4 môn: Có thực sự là giảm tải?

Ngay sau khi Bộ GD&ĐT lấy ý kiến đóng góp về dự thảo thi tốt nghiệp THPT với 4 môn thay cho 6 môn như hiện nay, một số chuyên gia giáo dục cho rằng đây là động thái tích cực của Bộ để giảm tải khi kỳ thi đang được đánh giá là nặng nề, tốn kém. Tuy nhiên, phương án này liệu có thực sự giảm tải và kéo dài bao lâu, hay sau đó Bộ GD&ĐT lại có những thay đổi trong các kỳ thi kế tiếp?
Giảm tải không nhiều

Theo Bộ GD&ĐT, điểm xét tốt nghiệp THPT năm 2014 được tính theo công thức: (điểm trung bình 4 bài thi + điểm trung bình cả năm lớp 12)/2 + tổng điểm khuyến khích (nếu có). Điểm xếp loại tốt nghiệp THPT được tính theo công thức: (điểm trung bình 4 bài thi + điểm trung bình cả năm lớp 12)/2. Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014 sẽ diễn ra trong 3 ngày: 2, 3 và 4/6. Các môn tự chọn thi buổi sáng: Địa lý, Hóa học (ngày 2/6), Lịch sử, Vật lý (ngày 3/6), Ngoại ngữ, Sinh học (ngày 4/6). Các môn bắt buộc thi buổi chiều: Ngữ văn (ngày 2/6), Toán (ngày 3/6).

Trong thời gian qua, nhất là sau khi Bộ GD&ĐT đưa ra dự thảo các phương án thi tốt nghiệp THPT, dù còn nhận được những đóng góp cần điều chỉnh cho phù hợp, song điều dễ thấy là phương án thi 4 môn đã nhận được sự đồng tình từ phía nhà trường và các bậc phụ huynh. Đầu tiên có thể dễ dàng nhận ra được, đó là thay vì phải “cày” tới tận 6 môn như trước đây, bây giờ học sinh chỉ phải học ôn 4 môn, trong đó 2 môn được lựa chọn theo ý thích. Hầu hết lãnh đạo các sở GD&ĐT trên cả nước đều đồng tình với phương án thi 4 môn (2 môn bắt buộc, 2 môn tự chọn) và đề xuất đưa môn Ngoại ngữ trở thành môn tự chọn.

Ủng hộ việc đổi mới thi tốt nghiệp THPT, nhất là phương án rút lại chỉ còn 4 môn thi, PGS Văn Như Cương - Hiệu trưởng Trường THPT dân lập Lương Thế Vinh (Hà Nội) cho rằng, lần đổi mới thi cử này đã khác hẳn các năm trước. Số môn thi giảm đi, học sinh sẽ bớt căng thẳng hơn và có thời gian để tập trung ôn tập. Như vậy, chất lượng học ôn sẽ cao hơn.

Thi tốt nghiệp 4 môn: Có thực sự là giảm tải? - 1

Cần có kỳ thi ổn định và khoa học để học sinh và phụ huynh không lo lắng. Ảnh: L.Mỹ

Tuy nhiên, cũng theo PGS Văn Như Cương, trong các phương án mà Bộ GD&ĐT vừa đưa ra, nếu tính kĩ, việc giảm tải này không được là bao. Chẳng hạn, ở phương án một, thí sinh thi 4 môn bao gồm 2 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn và 2 môn tự chọn. Thực chất phương án này, nhiều học sinh vẫn sẽ thi 5 môn do Ngoại ngữ không bắt buộc thi nhưng lại là môn cộng thêm điểm. Như thế, tâm lý học sinh sợ điểm thấp hoặc không đủ điểm tốt nghiệp nên cũng cố thi vì không mất gì mà vẫn được thêm điểm. Còn đối với phương án hai (thí sinh phải thi 5 môn, trong đó có 3 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 2 môn tự chọn), PGS Văn Như Cương cho rằng, phương án này không thay đổi nhiều so với trước đây vì chỉ giảm tải được một môn thi.

Băn khoăn cách làm

Nhận xét về những thay đổi của kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới, TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội tâm lý Khoa học giáo dục Hà Nội cho rằng: “Đổi mới đã cho thấy việc thi cử nhẹ nhàng hơn, thiết thực hơn. Trước đây bắt học sinh phải học toàn diện nên rất mệt mỏi, căng thẳng. Nay học sinh thi ít môn hơn, lại được tự chọn môn thi, học sinh thích môn nào thì chọn môn đấy. Bộ GD&ĐT cũng đã sớm công bố phương án thi nên học sinh có thêm thời gian để ôn tập. Tuy nhiên, tôi thấy chưa có gì là cụ thể cả. Cách làm của Bộ vẫn chỉ là xoa dịu tình hình, vẫn “loay hoay” và chưa có một sự thay đổi theo hướng toàn diện”.

“Cần đánh giá thực chất hơn đối với học sinh. Theo tôi, việc công nhận tốt nghiệp THPT nên trao cho các trường. Các trường tự đánh giá và cộng với tính điểm thi tập trung. Nếu làm công bằng, các trường ĐH sẽ lấy đây làm cơ sở để lựa chọn thí sinh. Đánh giá trung thực, khách quan của kỳ thi sẽ bỏ được thi “3 chung” vào đại học. Cũng nên bỏ miễn thi cho 20% số học sinh. Nếu thi mà học sinh được điểm 4-5 thực chất, vẫn hơn điểm 8-9 mà quay cóp, nhìn nhau. Bộ cũng nên chuẩn bị công tác đề thi sớm, đưa ra các dạng bài thi tránh các dạng bài học thuộc lòng như trước đây”, TS Nguyễn Tùng Lâm cho biết thêm.

Cũng không đồng tình với phương án công nhận cho 20% học sinh miễn thi, PGS Văn Như Cương băn khoăn: “Đã là thi thì tất cả học sinh đều như nhau, nếu nói rằng giảm 20% học sinh là giảm tải thì tôi cho rằng chưa chính xác. Điều này còn gây rắc rối cho các trường, làm mất thời gian mà dễ nảy sinh tiêu cực như đã từng xảy ra trước đây khi miễn thi vào lớp 10 THPT. Bất cập nữa là, nếu như học sinh tự chọn thi trong các môn tự nhiên, xã hội thì khó có thể sắp xếp hay thi trong một buổi được. Nếu Bộ quy định ngoài 2 môn bắt buộc, 2 môn tự chọn là một môn tự nhiên, một môn xã hội thì học sinh sẽ học đều hơn”.

Hơn 3 tháng nữa, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2014 sẽ diễn ra. Lúc này, cả học sinh, phụ huynh và các trường đang thấp thỏm chờ quyết định chính thức từ phía Bộ GD&ĐT. Được giảm tải là điều cần thiết, song mong muốn chung vẫn là phương án thi mới sẽ được “chốt” trong thời gian sớm nhất.

Ý kiến của các chuyên gia giáo dục

GS. VS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT: “Ủng hộ việc rút bớt môn thi”

“Tôi rất hoan nghênh Bộ GD&ĐT đã tích cực thực hiện chỉ thị của Trung ương về đổi mới giáo dục. Đổi mới thi là việc rất quan trọng. Mặc dù trong cuộc họp mới đây của Bộ GD&ĐT với các lãnh đạo ngành giáo dục địa phương vẫn chưa “chốt” phương án nhưng tôi ủng hộ việc rút bớt môn thi, chỉ còn 2 môn thi chính và 2 môn thi phụ..

Vấn đề rất lớn hiện nay là thi hay không thi tốt nghiệp THPT? Sau phương án thi 4 môn này, học sinh sẽ thi thế nào vì cũng không thể thi 4 môn lâu dài được bởi học sinh sẽ học lệch. Đây là vấn đề rất lớn, không nên vội vàng, đừng để đưa ra khi chưa nghiên cứu cẩn thận và không có căn cứ thực tiễn, lý lẽ. Vì vậy, cần phải làm một đề án cẩn thận, có sự đóng góp ý kiến của các chuyên gia am hiểu vấn đề này.

Có thể đưa ra một đề án và thảo luận sơ bộ với các vùng miền, sau đó thảo luận toàn quốc. Trong đề án cần có 3 phần: Phần 1, kiểm điểm lại trong vài thập niên gần đây, chúng ta thi như thế nào, có điều gì tốt cần học tập và điều gì chưa được cần rút kinh nghiệm. Phần 2 nên theo một số nước trên thế giới như Anh, Pháp, Nhật, Hàn Quốc… xem cách thi và phương pháp giáo dục của họ ra sao. Phần 3, từ cái hay của họ, chúng ta nhìn nhận lại trình độ và điều kiện kinh tế trong nước để học tập sao cho phù hợp. Thi cử và giáo dục rất quan trọng vì ảnh hưởng đến cuộc đời của cả một con người. Cần có đề án khoa học, không “nhất dạ bá kế” kẻo học sinh không biết đâu mà lần. Đùng một cái, tính đến bỏ thi như hiện nay, tôi thấy không được”.

PGS Văn Như Cương, Hiệu trưởng Trường THPT dân lập Lương Thế Vinh (Hà Nội): “Nên thi Toán, Văn bắt buộc và thêm 2 môn tự chọn”

“Nếu thay đổi, nên thi Toán, Văn bắt buộc và thêm 2 môn tự chọn. Trong số 2 môn tự chọn này, bắt buộc phải là 2 môn khoa học tự nhiên (Lý- Hóa- Sinh) hoặc 2 môn khoa học xã hội (Sử- Địa- Ngoại ngữ). Làm như vậy có lợi là học sinh sẽ được thi cùng lúc. Hiện chúng ta vẫn nên tổ chức thi tốt nghiệp THPT nhưng làm cho nhẹ nhàng hơn. Thay vì “cắt cơ học” 2 môn, có thể ra đề thi nhẹ nhàng để học sinh không quá áp lực bởi gánh nặng thi tốt nghiệp. Còn nếu “cắt” 2 môn thi như hiện nay, không hẳn là phương án tối ưu vì dẫn đến học lệch. Chẳng hạn, năm nay một học sinh vào THPT, đương nhiên ngay từ lớp 10, học sinh đó sẽ chỉ học 2 môn Toán, Văn cùng 2 môn tự chọn. Các môn còn lại, chỉ cần học để đủ điểm. Như vậy, dẫn đến việc học lệch toàn bộ.

Chúng ta cần tiến tới mô hình như một kỳ thi SAT ở Mỹ để giúp đánh giá toàn diện năng lực của học sinh. Theo đó, rất nhiều môn sẽ được làm trong một bài thi, mỗi môn một số câu. Hoặc nếu chưa đủ điều kiện để tổ chức một bài thi, chúng ta có thể làm 2 bài thi, trong đó bài thi tổng hợp gồm các môn khoa học tự nhiên và bài thi tổng hợp gồm các môn khoa học xã hội. Như vậy, học sinh sẽ học đều tất cả các môn để có kiến thức nền. Căn cứ vào kết quả này, nếu trường đại học nào cần phải tuyển sinh những ngành đặc biệt thì có thể thi vấn đáp, hoặc thi thêm môn chuyên ngành cho phù hợp”.

THỦ TƯỚNG CHỐT PHƯƠNG ÁN THI TỐT NGHIỆP


Năm nay, học sinh THPT sẽ thi tốt nghiệp 4 môn trong đó Toán, Văn là môn bắt buộc, Ngoại ngữ, Vật lý, Sinh học, Hóa học, Địa lý, Lịch sử là môn tự chọn.

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc họp về đổi mới thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ.

Thủ tướng chốt phương án thi tốt nghiệp


Năm 2014 sẽ thi tốt nghiệp 4 môn. Ảnh: H.H
Theo đó, ngày 17/2, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì cuộc họp về đổi mới thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ, với sự tham dự của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng GD&ĐT Phạm Vũ Luận...

Sau khi nghe báo cáo của lãnh đạo Bộ GD&ĐT cũng như ý kiến của các đại biểu, Thủ tướng kết luận, năm 2014, Bộ Giáo dục sẽ tổ chức các kỳ thi như đã nêu trong báo cáo ngày 17/2/2014. Tức là thi tốt nghiệp 4 môn (Toán, Văn là môn bắt buộc và Ngoại ngữ là môn tự chọn cùng với Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý và Lịch sử ) và bỏ chủ trương miễn thi tốt nghiệp 20%.

Thủ tướng cũng đề nghị Bộ GD&ĐT khẩn trương xây dựng phương án tổ chức thi từ năm 2015 và công bố công khai vào đầu quý III năm 2014 theo hướng: Nội dung thi nhằm tạo động lực để học sinh học tập, phát triển toàn diện, đồng thời có tính hướng nghiệp, tạo thước đo khách quan, khoa học để các đại học, cao đẳng sử dụng trong việc tự chủ tuyển sinh; hướng tới có một kỳ thi quốc gia đáp ứng yêu cầu cung cấp căn cứ tin cậy cho việc xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ.

Đầu tuần sau, Bộ GD&ĐT sẽ công bố chính thức phương án thi và tuyển sinh.

Thứ Hai, 3 tháng 3, 2014

"Giáo dục đại học: Chỉ nên kiểm soát đầu ra" (bài phỏng vấn PA trên báo PLTP ngày 4/3/2014)

Một bài phỏng vấn hay - tức là đặt những câu hỏi hay ấy ạ, chứ không phải là người trả lời hay đâu nhé. Vì ... người trả lời là tôi mà, nên đương nhiên là tôi thấy ... hay rồi :-). Còn người khác có thấy hay hay không thì còn tùy quan điểm của người đọc. Các bạn xem dưới đây nhé.

Link: http://plo.vn/giao-duc/giao-duc-dai-hoc-chi-nen-kiem-soat-dau-ra-451676.html
---------

Giáo dục đại học: Chỉ nên kiểm soát đầu ra


Điểm sàn hay điểm liệt cũng cùng mục đích như nhau. Vậy nên, Bộ nên để các trường tự do tuyển sinh. Việc của Bộ là chú trọng kiểm soát chất lượng đầu ra của sinh viên.
Bộ GD&ĐT vừa ban hành quyết định bỏ điểm sàn trong kỳ tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2014. Pháp Luật TP.HCM xin giới thiệu những trao đổi của TS Vũ Thị Phương Anh - Phó Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng chất lượng của Hiệp hội Các trường ĐH,CĐ ngoài công lập xung quanh vấn đề này.
TS Vũ Thị Phương Anh quan ngại rằng dù cố gắng trao thêm quyền tự chủ trong tuyển sinh cho các trường ĐH-CĐ nhưng thực tế Bộ vẫn còn can thiệp quá sâu vào quá trình đó.
Dùng điểm liệt cũng sẽ không hiệu quả
Phóng viên: Xin tiến sĩ cho biết thêm cách thức xác định điểm liệt ở Việt Nam?

 
+ TS Vũ Thị Phương Anh: Trong khoa học trắc nghiệm không có phân biệt điểm sàn hay điểm liệt, mà chỉ xác định mức điểm “cắt” (cut-off), tức những ai nằm ở dưới mức cắt thì sẽ bị loại. Có hai phương pháp để xác định mức cắt này: Phương pháp tương đối, dựa trên việc quy đổi điểm thô kết quả của kỳ thi theo phương pháp thống kê và phương pháp tuyệt đối, dựa trên ý nghĩa của từng điểm số. Điểm liệt của Việt Nam có thể hiểu một cách đơn giản là điểm cắt được xác định theo phương pháp tuyệt đối, còn điểm sàn của kỳ thi “ba chung” là điểm cắt được xác định theo phương pháp tương đối.

Khi Bộ áp dụng “ba chung”, chúng ta đã áp dụng phương pháp sử dụng điểm tương đối (điểm thống kê) để tìm ra điểm sàn. Còn điểm liệt thì thường được áp đặt ở mức 3 điểm (trên thang 10) nhưng tôi cho đó là một cách làm thiếu cơ sở khoa học. Bởi điểm số đạt được của thí sinh còn phụ thuộc vào độ khó của bài thi: 3 điểm của một bài thi khó có thể tương đương với 6 điểm của một bài thi dễ.
. Nếu áp dụng điểm liệt như vậy, liệu có thể mang về hiệu quả như mong muốn?
+ Về lý thuyết, điểm liệt cũng là một giải pháp để đảm bảo chất lượng đầu vào tối thiểu. Tuy nhiên, để đánh giá tính hiệu quả chính là cách thức xác định điểm liệt dựa trên cơ sở của khoa học trắc nghiệm, điều mà Việt Nam đang gặp khó. Lấy ví dụ dễ hiểu, khi chọn điểm liệt là 3 điểm thì cần phải chứng minh được những người đạt từ 3 điểm trở xuống của một môn nào đó sẽ không thể học được nếu đậu vào ĐH. Với cách làm đề thi hiện nay ở Việt Nam, tôi tin là không có ai dám quả quyết điểm rằng điểm liệt đã đưa ra là hoàn toàn chính xác. Vì vậy theo tôi, không nên đặt vấn đề điểm liệt hoặc điểm sàn gì cả, mà nên để các trường lấy từ trên xuống dưới cho đến khi đủ chỉ tiêu.

 Bộ GD&ĐT chỉ nên tập trung phương án đảm bảo chất lượng đầu ra. Trong ảnh:Sinh viên khoa Quan hệ quốc tế ĐH KHXH&NV TP.HCM tốt nghiệp và được các đơn vị tuyển dụng đánh giá năng lực. Ảnh: GIANG PHẠM
Bộ cứ giao cho trường tự do tuyển sinh
. Thực tế Bộ có xu hướng giao quyền tự chủ trong tuyển sinh về cho các trường. Tuy nhiên, nhiều băn khoăn là làm thế nào chất lượng kỳ thi quốc gia được đảm bảo?
+ Đừng quá nặng nề cụm từ “chất lượng kỳ thi”. Cơ quan quản lý giáo dục của các nước phát triển chẳng ai quan tâm về việc này, vì đó là việc của các trường. Thực ra bao giờ các trường cũng muốn tuyển được người tốt nhất để vào học. Vì nếu tuyển người kém thì cũng sẽ rất khó đào tạo, sinh viên vào học sẽ rớt lên rớt xuống rồi bỏ học hoặc học khó khăn và ra trường với điểm kém, không kiếm được việc làm, trường cũng mất uy tín. Tuy nhiên, cần phải lưu ý thêm là đối với các trường công lập có sử dụng ngân sách nhà nước thì để đảm bảo sự công bằng cho thí sinh, có thể tiếp tục áp dụng những biện pháp đảm bảo chất lượng kỳ thi theo cách làm như cũ: thanh tra trong các kỳ thi, hoặc lúc chấm thi, hoặc giải quyết tốt các khiếu nại hay kiện cáo.
. Không có Bộ can thiệp, liệu chất lượng người trúng tuyển đầu vào có được đảm bảo?
+ Các trường ĐH-CĐ biết họ cần đầu vào là những học viên như thế nào. Nhà nước cứ để họ tự do chọn lựa.
. Nhưng thực tế có nhiều trường cố lấy thật nhiều chỉ tiêu để được lợi, thưa tiến sĩ?
+ Chỉ tiêu không phải dựa trên mong muốn của trường, mà phải được căn cứ vào điều kiện đảm bảo chất lượng hay năng lực đào tạo của các trường… Đây là một cách để kiểm soát chất lượng. Trong điều kiện còn có nhiều trường thiếu thầy, thiếu cơ sở vật chất… như hiện nay thì việc cấp chỉ tiêu cho các trường phải được Bộ thẩm tra chặt chẽ, minh bạch. Không thả lỏng việc cấp chỉ tiêu cho đến khi hệ thống kiểm định chất lượng thực sự đi vào hoạt động hiệu quả và đáng tin cậy.
. Theo bà, với các trường chọn phân khúc học viên đầu vào chất lượng thấp, Bộ nên ứng xử thế nào?
+ Nếu là trường tư, Bộ cứ hãy để thị trường sàng lọc và đào thải. Nếu trường đào tạo kém, chất lượng đầu ra không đạt nhu cầu xã hội thì tỉ lệ có việc làm sẽ thấp vì chẳng ai bỏ tiền ra thuê người không đủ năng lực về làm việc. Cũng chẳng ai dám vào học một nơi mà ra trường không xin được việc.
Mặt khác, quyền học là quyền tự do của người ta, Bộ không nên tạo rào cản. Kinh nghiệm cho thấy khoảng 10%-20% trong số những trường bị xem là chất lượng thấp vẫn có những sinh viên khẳng định được năng lực và có việc làm đàng hoàng. Nếu “bít cửa” đối với 100% học sinh tốt nghiệp THPT có điểm thi ĐH-CĐ thấp thì chúng ta đã làm mất đi một lượng lớn nguồn lao động đã qua đào tạo.
. Nếu Bộ đã không can thiệp phương án tuyển sinh của các trường, nên chăng bỏ luôn kỳ thi ĐH-CĐ?
+ Thi hay không là do các trường quyết định, Bộ không nên can thiệp. Trước đây nhiều trường ĐH cũng không tổ chức thi mà họ xét, kết quả đào tạo vẫn tốt. Tuy nhiên, các trường đào tạo ra nghề đòi hỏi trình độ cao như bác sĩ, kỹ sư, luật sư, giáo viên… thì phải thi, mặc dù thi thế nào thì vẫn do các trường quyết định. Điều quan trọng là đảm bảo chất lượng đầu ra chứ không phải là chất lượng đầu vào. Bộ hiện nay thì chỉ quản đầu vào còn đầu ra thì bỏ ngỏ.
Xây dựng hội nhà nghề “đo” chất lượng đầu ra
. Vậy theo tiến sĩ, kiểm soát chất lượng đầu ra của các trường bằng cách nào?
+ Phải sử dụng phương pháp kiểm định. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng cơ quan kiểm định không phải là Bộ GD&ĐT, mà là các hiệp hội nghề nghiệp. Mỗi ngành nghề đều có mỗi thang năng lực nhân sự, người lao động riêng do hội nghề nghiệp đặt ra. Ví dụ, để đánh giá chất lượng một sinh viên ngành báo chí thì Hiệp hội Nghề báo sẽ là tổ chức gồm những nhà báo có đầy đủ năng lực về chuyên môn và các yếu tố khác để kiểm định. Nhiệm vụ của Bộ là làm sao liên kết được các hội nghề nghiệp tham gia vào việc đánh giá chất lượng của sinh viên tốt nghiệp, từ đó có những điều chỉnh hợp lý trong công tác quản lý chung, định hướng các trường điều chỉnh chương trình đào tạo, xây dựng chuẩn đầu ra hợp lý và thực tế.
. Làm sao để có thể phát triển mô hình kiểm định này tại Việt Nam?
+ Tôi thấy mô hình kiểm định theo kiểu hiệp hội nhà nghề là một điều mà Việt Nam hoàn toàn chưa có. Vậy nên, phải quan tâm ngay lập tức, nếu không thì sẽ không thể nào cạnh tranh được với các nước trong khu vực khi bắt đầu cộng đồng kinh tế ASEAN - AEC vào năm 2015. Phải tăng cường vai trò của Bộ GD&ĐT trong việc kết nối với các hội nhà nghề để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực đầu ra của các trường. Đồng thời, Nhà nước nên quan tâm, khuyến khích xây dựng phát triển các hội nhà nghề trong nước, phục vụ việc đánh giá năng lực sinh viên ra trường.
. Xin cảm ơn tiến sĩ.
ĐỖ THIỆN thực hiện
----------------------------
Các nước tính điểm liệt ra sao?
Ở các nước không có điểm liệt mà chỉ có điểm "cắt” (cut-off point). Cách tính điểm "cắt” theo phương pháp tuyệt đối: Cần phải có thang điểm mô tả (rubrics), theo đó từng điểm số sẽ kèm theo một bản mô tả về ý nghĩa của điểm số dựa trên thang năng lực của người học. Loại thang điểm này được dùng khá phổ biến trong các kỳ thi ngoại ngữ của các tổ chức khảo thí quốc tế.
Có thể lấy ví dụ là thang điểm 9 của phần ngữ pháp trong bài thi Writing của kỳ thi IELTS, như sau:
1 điểm = hoàn toàn không viết được thành câu; 2 điểm = chỉ viết được những câu quen thuộc do thuộc lòng; 3 điểm = câu viết có nhiều lỗi ngữ pháp và chấm câu làm ảnh hưởng nặng đến ý nghĩa của câu; 4 điểm = chỉ sử dụng được một số mẫu câu đơn giản, hầu như không dùng được câu phức…
Dựa trên thang mô tả này, có thể chọn mức năng lực tối thiểu cần có để có thể học, nếu dưới mức đó thì sẽ không thể học được. Năng lực ngoại ngữ cần có để theo học ở bậc ĐH chắc chắn phải từ 6 điểm IELTS trở lên, vậy có thể xem 6 điểm IELTS chính là mức cắt, dưới 6 điểm thì không thể có đủ khả năng để học.
Nguyễn Hồng Minh. Được tạo bởi Blogger.
Hot girl Viet Nam Click Here
Hot girl Viet Nam Click Here